TẠI SAO CÀ PHÊ CÓ VỊ CHUA?

1, Vị chua từ đặc tính hạt

Hạt cà phê thật sự cũng là một loại trái cây. Khi uống cà phê 100% hạt Arabica rang nhạt, thì bạn sẽ cảm nhận được nhiều độ chua. Nếu là Arabica rang đậm thì bạn sẽ cảm nhật được ít chua hơn. Mẻ cà phê có nhiều trái xanh cũng sẽ mang lại vị chua nhiều hơn ở ly cà phê. Điều này giống như lúc bạn cắn một trái cam còn xanh, bạn cảm thấy chua và chát. Còn với một trái cam chín, bạn sẽ cảm thấy rất ngọt. 

2, Vị chua đến từ quy trình rang.

Quy trình rang sẽ làm thay đổi thành phần axit trong hạt cà phê. Quy trình rang có thể tạo ra khoảng 30 loại axit hữu cơ (organic acids). Mức rang nhạt sẽ cho độ chua hơn là các mức rang đậm. Cà phê Robusta dùng pha phin, pha máy thường rang ở mức rất đậm. Ở mức độ rang này cà phê có vị đắng nhiều và hầu như không cảm nhận được độ chua. Khẩu vị của người Việt chúng ta là đậm, đắng và không thích chua, đặc biệt là phin sữa đá.

 

3, Vị chua từ quá trình sơ chế

Quá trình trái cà phê (coffee cherry) thành hạt ảnh hưởng đến độ chua của cà phê. Arabica hầu hết được sơ chế ướt (fully washed) và phổ biến ở Việt Nam.  Đặc trưng của sơ chế ướt là sẽ cho ra độ chua hơn là hạt cà phê sơ chế khô. Những trái cà phê cherry được bỏ vào một cái bồn ngập nước. Sau đó sẽ giữ cho chúng lên men khoảng 12 – 36 tiếng tuỳ nhiệt độ mà nhà sản xuất muốn. Sau khi rửa sạch, một phần nhỏ axit đọng lại trên hạt cà phê. Điều này sẽ mang lại độ chua thú vị hơn là hạt cà phê chế biến khô.

Thay lời kết

Trên đây là những thông tin nhỏ về lý do tại sao cà phê lại chua? Pull’s Coffee hy vọng những thông tin trên đây có thể có ích cho bạn đọc. 

 

Scroll to Top