KINH DOANH CÀ PHÊ THÍCH NGHI DỊCH BỆNH

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động đời sống và kinh doanh. Bên cạnh đó, nó đã và đang làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Cụ thể là nó thúc đẩy khách hàng ưu tiên các giá trị cần thiết và chi tiêu tiết kiệm…

Cà phê trở thành nhu cầu hằng ngày nên nhu cầu cà phê của người dùng không bị thay đổi. Nhưng do tác động của dịch bệnh khiến khách hàng trở nên e dè với cách thưởng thức cũ. Vậy hình thức kinh doanh mới cần được thực hiện là gì? Hình thức nào có thể vừa đảm bảo an toàn mà vẫn phát triển kinh doanh? 

 

1. Xu hướng kinh doanh phòng chống dịch bệnh 

Trải qua nhiều đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19, rất nhiều biện pháp phòng ngừa dịch được thực hiện. Các hình thức kinh doanh truyền thống gặp vướng mắc từ thói quen khách hàng và sức ép thị trường.

 

Thứ nhất, người dân chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh như mất việc làm, giảm nguồn thu nhập. Chi tiêu của họ sẽ phải cân nhắc nhiều hơn. Đối với nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư mặt bằng nguyên liệu đều phải được xem xét kỹ lưỡng. Giải pháp kinh doanh tận dụng mặt bằng sẵn, đầu tư dài hạn sẽ là lựa chọn phù hợp. 

 

Thứ hai, nhu cầu khách hàng hiện đại là hướng đến sự thoải mái, tiện lợi và nhanh chóng. Người dân phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội do dịch bệnh. Vì vậy, các ứng dụng công nghệ và giao hàng tận nơi được ưa chuộng rất nhiều. 

 

Thứ ba, nhịp sống đô thị ngày càng bận rộn tại các thành phố lớn. Đặc thù giao thông đông đúc và quỹ thời gian hạn chế của khách hàng. Vì thế, họ rất ngại phải dừng lại gửi xe để vào cửa hàng mua hàng buổi sáng.

 

Theo đó, các cơ sở kinh doanh cần phải sáng tạo, phản ứng nhanh để thích nghi với tình hình dịch bệnh. Thay đổi mô hình để thích nghi với sự thay đổi về cách thức và xu hướng tiêu dùng mới.  

 

2. Mô hình cà phê take-away nóng trở lại

 

Mô hình Kiosk hay xe cà phê take-away đã là những hình ảnh quen thuộc dọc các con đường ở Việt Nam. Mô hình trên nổi bật với những ưu điểm như diện tích mặt bằng nhỏ, chi phí đầu tư thấp. Mô hình này dễ dàng thay đổi linh hoạt để nắm bắt nhu cầu của khách hàng và thị trường. Thiết kế và phạm vi quản lí điều hành cũng rất đơn giản. Vì vậy, đây có thể là mô hình kinh doanh tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là ở trạng thái “bình thường mới” sau dịch bệnh, phù hợp với xu hướng hiện đại.

 

Nhược điểm của mô hình trên là khách hàng luôn lo lắng về chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu. Ngoài ra, nếu cà phê take-away hoạt động một cách tự phát riêng lẻ thì rất khó để tồn tại trong môi trường rất cạnh tranh như hiện tại. Vì vậy, sự lựa chọn sáng suốt hơn đó chính là tham gia chuỗi nhượng quyền. Khi đó bạn không cần lo về marketing, nguyên vật liệu hay chất lượng sản phẩm. Pull’s Coffee là một ví dụ điển hình mà bạn có thể tham khảo. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể chi tiết hơn nhé!

Scroll to Top