12 CHỈ SỐ KINH DOANH F&B CẦN THIẾT

1, Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là chi phí cần thiết để xây dựng mỗi sản phẩm – món ăn trong menu. Giá vốn hàng bán đại diện cho tổng số lượng bạn cần phải chi cho hàng tồn kho để có được nguyên vật liệu thô cần thiết cho việc chế biến trong một khoảng thời gian cụ thể. Ngoài ra, giá vốn hàng bán còn giúp bạn định liệu giá của món ăn trên menu. Giá của món ăn nên phù hợp với giá thị trường. Đây là một trong những chỉ số kinh doanh quan trọng nhất cần được theo dõi thường xuyên.

 

2, Tỷ lệ chi phí lao động

Đây là tỷ lệ chi phí của nguồn doanh thu được chi trả cho nhân viên. Đây là khoản chi phí lớn thứ hai trong kinh doanhF&B. Chúng chỉ đứng sau chi phí dành cho nguyên vật liệu. Để mang lại nhiều lợi nhuận nhất, tỷ lệ chi phí lao động cần được tối ưu nhất.

 

3, Chi phí gốc

Chi phí gốc là chi phí tổng hợp các chi phí phía trên. Đây là chi phí lớn nhất của một cơ sở kinh doanh. Nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình kinh doanh.

4, Điểm hoà vốn

Điểm hòa vốn là một trong những chỉ số thiết yếu nhà kinh doanh cần phải tính tới. Điểm hòa vốn sẽ giúp bạn xác định hoạt động kinh doanh nhà hàng đang lời hay lỗ. Bạn còn dùng chỉ số này để xác định thay đổi mục đích thu hồi vốn. Thờigian hoàn vốn cũng được xác định thông qua chi số này. Đối với nhà đầu tư thì chỉ số này là chỉ số quyết định của họ.

5, Tỷ lệ chi phí nguyên liệu

Tỷ lệ chi phí nguyên liệu là sự chênh lệch giữa chi phí tạo nên một món ăn và giá bán của chúng. Đây là một chỉ số quan trọng trong kinh doanh. Bạn cần xác định được mức giá bán ấy có đem đủ lợi nhuận cho mình không.

 

6, Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là số tiền còn lại sau khi đã khấu trừ đi giá vốn hàng bán. Lợi nhuận gộp cho bạn biết rằng bạn còn lại bao nhiêu tiền để chi trả cho các khoản khác.

 

7, Hệ số quay vòng hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho đề cập số lần nhà hàng của bạn sử dụng được hết lượng hàng tồn kho trong một khoảng thời gian cụ thể. Theo dõi được hệ số này giúp bạn ngăn được tình trạng quá nhiều tồn kho hoặc thiếu hàng. Ngoài ra, chỉ số kinh doanh còn biểu thị thời gian sử dụng hết lượng hàng tồn kho đang có.

8, Biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng là số tiền thu được sau khi đã trừ ra các khoản chi phí trên. Ví dụ như giá vốn hàng bán, tiền thuê mặt bằng, chi phí vận hành, v.v… Đây là tỷ suất lợi nhuận quan trọng trong kinh doanh.

 

9, Độ phủ trung bình (doanh thu nhà hàng trên mỗi chỗ ngồi)

Chỉ số này chỉ ra số tiền mỗi khách hàng chi khi dùng bữa tại nhà hàng. Chỉ số này phản ánh năng suất làm việc của nhân viên của bạn. Vì năng suất càng cao thì lơi nhuận mang lại càng nhiều. Bạn có thể dùng nó để dự đoán doanh thu và thay đổi chiến lược

 

10, Hệ số quay vòng bàn

Đây là số lần bàn được dọn để phục vụ cho một khách hàng mới trong một khoảng thời gian. Hệ số quay vòng bàn càng nhanh, tức là bạn có một lượng khách càng nhiều. Từ đây doanh thu của quán được tăng lên. Khi tính toán được hệ số này, bếp của bạn có thể chuẩn bị tốt hơn. Chất lượng phục vụ và vận hành cũng sẽ hiệu quả hơn.

11, Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

Tỷ lệ này biểu thị tần suất nhân viên của bạn nghỉ việc trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ này có thể bao gồm tự ý nghỉ việc, bị sa thải hay nghỉ hưu. Chỉ số kinh doanh này sẽ không bao gồm việc luân chuyển nhân viên trong nội bộ. Nếu tỷ lệ này cao thì bạn cần lưu ý môi trường làm việc có đang ổn định hay không?

 

12, Chi phí về khách hàng mới

Đây là chỉ số kinh doanh marketing cho bạn biết chi phí để có được một khách hàng mới. Thông qua đây, bạn có thể xác định chiến lược/hoạt động marketing. Bằng cách so sánh sự chênh lệch về chi phí của các chiến lược marketing. Bạn có thể chọn chiến lược có hiệu quả cao cùng chi phí hợp lí nhất.

 

Scroll to Top